Hỗ Trợ Trực Tuyến

Tel: (027) 2387 4213

Sơ đồ đường đi

Thống kê truy cập

970176
Hôm nay
Tổng cộng
721
970176

Lãnh đạo huyện Cần Giuộc thăm đơn vị Thận nhân tạo

Trong không khí nhân dân cả nước đang nô nức chuẩn bị chào đón năm mới, ngày 16/01/2020, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Cần Giuộc - Nguyễn Tuấn Thanh và Phó Chủ tịch HĐND huyện - Huỳnh Trung Nghĩa đã đến thăm y, bác sĩ đơn vị Thận nhân tạo, Bệnh viện đa khoa khu vực Cần Giuộc.

Tại buổi làm việc Bác sĩ chuyên khoa II Trần Văn Tám -  Giám đốc Bệnh viện đa khoa khu vực Cần Giuộc báo cáo với đoàn "Đơn vị Thận nhân tạo đã chuyển vào khuôn viên bệnh viện, hiện có 30 bệnh nhân đăng ký chạy thận. Đơn vị được trang bị 5 máy chạy thận và các thiết bị tiên tiến đảm bảo cho việc điều trị bệnh nhân được an toàn và hiệu quả. Sắp tới đơn vị sẽ được bố trí thêm 5 máy chạy thận mới để phục vụ nhu cầu chữa bệnh cho người dân".

ThamBNTNT

Thăm bệnh nhân tại Đơn vị Thận nhân tạo

Lãnh đạo huyện Cần Giuộc rất ấn tượng với các trang thiết bị của đơn vị Thận nhân tạo và mong rằng với kiến thức đã được đào tạo và y đức, đội ngũ y, bác sĩ của đơn vị nói riêng và Bệnh viện đa khoa khu vực Cần Giuộc nói chung sẽ làm tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân.

TangQuaTNT

Tặng quà Ban Giám đốc, y, bác sĩ và nhân viên Bệnh viện đa khoa khu vực Cần Giuộc

Dịp này lãnh đạo huyện cũng gửi lời chức mừng năm mới đến Ban Giám đốc, y, bác sĩ và nhân viên Bệnh viện đa khoa khu vực Cần Giuộc. Chúc bệnh nhân mau chóng khỏi bệnh để vui xuân, đón tết cổ truyền của dân tộc.

                                                                                      Thanh Thúy

CẨM NANG HỎI – ĐÁP THÔNG TIN VỀ BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP DO CHỦNG MỚI VI RÚT CORONA (nCoV)

Câu hỏi 1:  Vi rút Corona nCoV là gì?

Trả lời: Vi rút Corona (nCoV) là một loại vi rút đường hô hấp mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người. Vi rút này là chủng vi rút mới chưa được xác định trước đó.

Câu hỏi 2: Nguồn gốc của vi rút Corona nCoV từ đâu?

Trả lời: Các cơ quan y tế và đối tác y tế đang nỗ lực để xác định nguồn gốc của nCoV. Nhiều ý kiến cho rằng, vi rút Corona là một betacoronavirus, thuộc họ với vi rút gây hội chứng MERS-CoV và hội chứng SARS, tất cả đều có nguồn gốc từ vật chủ là loài dơi. Phân tích cây di truyền của vi rút này đang được tiếp tục để biết nguồn gốc cụ thể của vi rút.

Câu hỏi 3: Cơ chế vi rút Corona nCoV lây lan như thế nào?

Trả lời: Vi rút này ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây truyền từ người sang người. Điều quan trọng cần lưu ý là sự lây lan từ người sang người có thể xảy ra liên tục. Ở người, vi rút lây từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ lây lan của chủng vi rút, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm. 

Vi rút cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi và mắt họ. Những người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể bị phơi nhiễm vi rút khi xử lý các chất thải của người bệnh.

Câu hỏi 4: Những triệu chứng và biến chứng mà vi rút Corona nCoV có thể gây ra?

Trả lời: Các triệu chứng của bệnh nhân mắc nCoV từ nhẹ đến nặng bao gồm: sốt, ho và khó thở. Các triệu chứng này có thể xuất hiện từ 02 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh. Tới khi khởi phát, nCOV gây sốt và có thể tổn thương đường hô hấp. Trường hợp nặng, gây viêm phổi và có thể nhiều cơ quan khác trong cơ thể khiến bệnh nhân tử vong, nhất là các trường hợp có bệnh nền.

Câu hỏi 5: Đã có loại thuốc đặc hiệu nào để phòng và điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới vi rút Corona nCoV gây ra chưa?

Trả lời: Tại thời điểm này, chưa có loại thuốc đặc hiệu nào để phòng và điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona nCoV gây ra. Những người bệnh hiện nay được điều trị giảm các triệu chứng, các trường hợp bệnh nặng sẽ được áp dụng các phương pháp điều trị hỗ trợ tối ưu nhất. Một số phương pháp điều trị đặc hiệu đang được nghiên cứu, thực hiện trong điều trị lâm sàng cho các bệnh nhân.

Câu hỏi 6: Nhóm độ tuổi nào dễ bị mắc chủng mới của vi rút Corona?

Trả lời: Người dân ở mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc chủng mới của vi rút Corona. Tuy nhiên, người cao tuổi, người có bệnh mãn tính (như hen phế quản, tiểu đường, bệnh tim mạch,…) sẽ dễ bị mắc và bệnh thường nặng hơn.

Câu hỏi 7: Làm thế nào giúp tôi có thể bảo vệ bản thân?

Trả lời: Để chủ động phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona nCoV, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng thực hiện tốt các biện pháp sau:

1. Người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh

- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh đường hô hấp cấp tính (sốt, ho, khó thở); khi cần thiết phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách trên 02 mét khi tiếp xúc.

- Người có các triệu chứng sốt, ho, khó thở không nên đi du lịch hoặc đến nơi tập trung đông người. Thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có các triệu chứng kể trên.

- Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch trong ít nhất 30 giây. Trong trường hợp không có xà phòng và nước sạch thì dùng các sản phẩm vệ sinh tay có chứa cồn (ít nhất 60% cồn); súc miệng, họng bằng nước muối hoặc nước xúc miệng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để phòng lây nhiễm bệnh.

- Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

- Chỉ sử dụng các thực phẩm đã được nấu chín.

- Không đi du lịch đến các vùng có dịch bệnh. Hạn chế đi đến các nơi tập trung đông người. Trong trường hợp đi đến các nơi tập trung đông người cần thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân như sử dụng khẩu trang, rủa tay với xà phòng…

- Tránh mua bán, tiếp xúc với các loại động vật nuôi hoặc hoang dã.

- Giữ ấm cơ thể, tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, luyện tập thể thao.

- Tăng cường thông khí khu vực nhà ở bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa. Thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường, như xà phòng và các dung dịch khử khuẩn thông thường khác.

- Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đeo khẩu trang bảo vệ, thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. Gọi điện cho cơ sở y tế trước khi đến để thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ đúng.

2. Những người từ Trung Quốc trở về

- Những người từ Trung Quốc trở về Việt Nam cần tự cách ly tại nhà và theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày. Cần khai báo với cơ quan y tế sở tại nơi gần nhất để được hỗ trợ khi cần thiết.

- Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đeo khẩu trang bảo vệ, thông báo ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. Gọi điện cho cơ sở y tế trước khi đến để thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ đúng.

3. Những người đi đến Trung Quốc

- Nếu không có việc cần thiết hoặc công việc đột xuất, không nên đến Trung Quốc trong thời gian xảy ra dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút corona nCoV.

- Trường hợp bắt buộc, phải hạn chế ra khỏi nhà, thường xuyên áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

- Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đeo khẩu trang, thông báo ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. Gọi điện cho cơ sở y tế trước khi đến để thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ đúng.

Câu hỏi 8: Những khuyến cáo nào khi tôi có lịch trình đi lại, du lịch?
1. Tránh đi lại, du lịch nếu bạn đang có các triệu chứng sốt, ho hoặc khó thở

- Cần đến ngay cơ sở y tế khi có các triệu chứng kể trên.

- Hãy chia sẻ lịch trình di chuyển của bạn với nhân viên y tế.

2. Một số lưu ý để phòng, chống lây nhiễm nCoV

- Tránh tiếp xúc quá gần với người bị sốt hay bị ho.

- Rửa sạch tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch; hoặc các loại nước rửa tay có chứa cồn.

- Tránh chạm tay vào mắt, mũi hay miệng.

3. Sử dụng khẩu trang đúng cách

- Khi ho hay hắt hơi, hãy che kín miệng và mũi bằng khăn giấy hoặc tay áo. Sau khi sử dụng khăn giấy, vứt khăn giấy vào thùng rác. Rửa sạch tay ngay lập tức.

- Khi sử dụng khẩu trang, hãy chắc chắn rằng khẩu trang che kín miệng và mũi và tránh chạm vào khẩu trang khi đang sử dụng.

- Nếu sử dụng các loại khẩu trang dùng 01 lần, sau khi sử dụng cần loại bỏ ngay lập tức vào thùng rác và rửa sạch tay sau khi bỏ khẩu trang.

4. Chủ động tìm đến cơ sở y tế nếu bạn bị ốm

- Nếu cảm thấy có dấu hiệu ốm khi đi lại, du lịch cần thông báo ngay cho nhân viên hàng không, đường sắt hoặc ô tô và tìm đến chăm sóc y tế càng sớm càng tốt.

- Hãy chia sẻ lịch trình di chuyển của bạn với nhân viên y tế.

5. Lưu ý quan trọng để phòng, chống lây nhiễm nCoV

- Chỉ sử dụng các loại thực phẩm được nấu chín và đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

- Tránh tiếp xúc quá gần với các loại động vật nuôi hoặc hoang dã, dù là động vật sống, bị ốm hay đã chết.

Câu hỏi 9: Tôi có thể liên hệ thông báo thông tin bằng cách nào?

Trả lời: Bộ Y tế công bố 02 số điện thoại đường dây nóng cung cấp thông tin về bệnh Viêm đường hô hấp cấp do nCoV 2019: 1900 3228 và 1900 9095.

Cùng với đó, 21 đường dây nóng của các Bệnh viện có cơ sở theo dõi và điều trị cách ly các bệnh nhân nghi nhiễm và nhiễm nCoV:

Bệnh viện Bạch Mai: 0969.851.616

Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương: 0969.241.616

Bệnh viện E: 0912.168.887

Bệnh viện Nhi trung ương: 0372.884.712

Bệnh viện Phổi trung ương: 0967.941.616

Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí: 0966.681.313

Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên: 0913.394.495

Bệnh viện Trung ương Huế: 0965.301.212

Bệnh viện Chợ Rẫy: 0969.871.010

Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ: 0907.736.736

Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội: 0904.138.502

Bệnh viện Vinmec Hà Nội: 0934.472.768

Bệnh viện Đà Nẵng: 0903.583.881 

Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM: 0967.341.010 

Bệnh viện Nhi đồng 1: 0913.117.965

Bệnh viện Nhi đồng 2: 0798.429.841

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai: 0819.634.807

Bệnh viện Nhiệt đới Khánh Hòa: 0913.464.257

Bệnh viện tỉnh Khánh Hòa: 0965.371.515

Bệnh viện tỉnh Thái Bình: 0989.506.515

Bệnh viện tỉnh Lạng Sơn: 0396.802.226

Hoặc có thể liên hệ trực tiếp qua các đường dây nóng của các cơ sở y tế tại địa phương.

Câu hỏi 10: Làm thế nào để kiểm tra một người có nhiễm nCoV?

Trả lời: Các kiểm tra chẩn đoán chính xác nCoV chỉ có thể được tiến hành tại các cơ sở y tế được phép thực hiện xét nghiệm. Kỹ thuật xác định chủng nCoV đó gồm kỹ thuật Giải trình tự gene thế hệ mới (Next Generation Sequencing - NGS) và kỹ thuật Real time RT - PCR với bệnh phẩm là dịch đường hô hấp, đờm, dịch nội khí quản được thu thập bằng tăm bông và bảo quản trong môi trường phù hợp. Trong trường hợp người mới nghi nhiễm vi rút Corona, các cơ sở y tế sẽ làm thủ tục lưu mẫu máu để chuyển đến các đơn vị được Bộ Y tế cho phép khẳng định./.

CHI BỘ HÀNH CHÁNH TỔ CHỨC KẾT NẠP ĐẢNG VIÊN MỚI

Thực hiện chỉ đạo của Đảng ủy bệnh viện chiều ngày 8.11.2019, Chi bộ hành chánh đã tổ chức Lễ kết nạp đảng viên mới.

Tham dự buổi Lễ có toàn thể đảng viên và quần chúng cảm tình Đảng của chi bộ hành chánh

Quần chúng vinh dự được kết nạp lần này là đồng chí Đoàn Thảo Sương và đồng chí Trần Thị Thanh Kiều đang công tác tại phòng tổ chức hành chánh quản trị. Trải qua thời gian dài phấn đấu, với sự quan tâm giúp đỡ của các cấp ủy Đảng và cơ quan, đơn vị, hai đồng chí đã khẳng định sự trưởng thành về trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác; chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, có lối sống lành mạnh, tích cực đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, xứng đáng được đứng vào hàng ngũ của Đảng.

Buổi lễ diễn ra trong bầu không khí trang nghiêm, xúc động và đầy đủ trình tự, thủ tục theo quy định trong Điều lệ Đảng. Trước cờ Tổ quốc, cờ Đảng và chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, 2 đồng chí Sương và Kiều đã đọc lời tuyên thệ, nguyện tiếp tục phấn đấu để luôn xứng đáng là người đảng viên gương mẫu, đóng góp sức mình thực hiện thành công nhiệm vụ chính trị của Chi bộ, góp phần xây dựng Đảng bộ bệnh viện ngày càng vững mạnh.

 KetNapDangVien

Phát biểu tại buổi Lễ, đồng chí Nguyễn Thị Thê–Bí thư chi bộ đã chúc mừng 2 đồng chí đã được đứng trong hàng ngũ của Đảng, chúc mừng Chi bộ hành chánh có thêm 2 đảng viên mới trẻ, nhiệt huyết. Đội ngũ đảng viên của Chi bộ ngày càng được trẻ hóa, đóng góp nhiều hơn vào sự nghiệp phát triển tổ chức Đảng của đơn vị để thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Đảng Ủy đã đặt ra. Đồng chí cũng giao nhiệm vụ cho đảng viên mới tiếp tục phấn đấu, thực hiện tốt nhiệm vụ của người đảng viên; Chi bộ sẽ tiếp tục giúp đỡ các đảng viên mới để trở thành đảng viên chính thức đúng hạn.

Bệnh Viện ĐA KHOA KHU VỰC CẦN GIUỘC Triển Khai Hoạt Động Giảm Thiểu Chất Thải Nhựa Trong Môi Trường Bệnh Viện

Thực hiện theo chỉ thị số 08/CT- BYT của Bộ Y tế và hưởng ứng phong trào “Chống rác thải nhựa trong ngành y tế” theo công văn số 3171/SYT-NVY ngày 23tháng 8 năm 2019 của Sở Y tế Long An về việc thực hiện Chỉ thị 08C-T/BYt về giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành y tế. Bệnh viện đa khoa khu vực Cần Giuộc đã tổ chức các hoạt động nhằm phổ biến, tuyên truyền và triển khai việc giảm thiểu tiến đến không sử dụng túi, chai, ly, muỗng và các vật dụng khác làm từ nhựa bằng các hình thức treo các băng rol, truyền thông đến người bệnh, người nhà người bệnh và nhân viên y tế.

 ChatThaiNhua

 

Chất thải nhựa đang hàng ngày tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trường sống, sức khỏe con người và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Trong lĩnh vực y tế, chất thải nhựa phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm: chất thải nhựa phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt thường ngày của nhân viên y tế, người bệnh, người nhà người bệnh, người sử dụng dịch vụ y tế từ các hoạt động chuyên môn y tế như bao bì, dụng cụ bao gói, chứa, đựng thuốc hóa chất, bao nylon.

Để phổ biến đến tất cả cán bộ, viên chức, người lao động các khoa/ phòng cũng như bệnh nhân, thân nhân điều trị tại bệnh viện nghiêm túc thực hiện Chỉ thị của Bộ Y tế và hưởng ứng phong trào của Sở Y tế, Giám đốc bệnh viện đã ban hành kế hoạch số 950/KH-BVCG ngày 19 tháng 9 năm Ban 2019 về việc triển khai hoạt động giảm thiểu chất thải nhựa tại Bệnh viện năm 2019. 

Bệnh viện đã tổ chức buổi Lễ ký cam kết "Giảm thiểu chất thải nhựa tại bệnh viện". Tham dự buổi lễ có Ban Giám đốc bệnh viện, Lãnh đạo các khoa, phòng cùng đại diện các đơn vị cung cấp dịch vụ sinh hoạt, vệ sinh, ăn uống trong bệnh viện. Tại Lễ ký kết, Lãnh đạo các khoa, phòng đã ký cam kết với Ban Giám đốc về thực hiện giảm thiểu chất thải nhựa trong toàn đơn vị.Các khoa/phòng phấn đấu tiến tới chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng vật liệu nhựa dùng một lần và túi ni lông, góp phần xây dựng môi trường sống thân thiện vì sức khỏe trong bệnh viện.

Nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa hạn chế rác thải nhựa đã được áp dụng ngay tại khối văn phòng, khu vực hội trường. Bệnh viện đã sử dụng ly sứ, thay cho ly nhựa tại các buổi họp, hội nghị, tập huấn. Bên cạnh đó,bệnh viện cũng đã lắp máy nước uống và cung cấp ly giấy phục vụ người bệnh, người nhà người bệnh tại các khoa phòng.

Ngoài ra bệnh viện đang giảm dần và tiến tới không sử dụng túi nylon tại khu vực cấp phát thuốc, khuyến khích người bệnh sử dụng túi giấy hoặc túi cá nhân đựng thuốc

Hãy cùng bệnh viện đa khoa khu vực Cần Giuộc chung tay thay đổi hành vi, thói quen sử dụng sản phẩm nhựa một lần, túi nylon khó phân hủy, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe con người và hệ sinh thái.

                                                                   Thanh Thúy

BỆNH VIỆN ĐKKV CẦN GIUỘC HƯỞNG ỨNG NGÀY SÁCH VIỆT NAM

Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hàng năm là ngày Sách Việt Nam nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc phát triển kiến thức, kỹ năng và phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người.

Ngày Sách Việt Nam là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội. Góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm bản sắc dân tộc. Là dịp để tôn vinh giá trị của sách, khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội. Tôn vinh người đọc và những người tham gia sưu tầm, sáng tác, xuất bản, in, phát hành, lưu giữ sách. Đồng thời, Ngày Sách Việt Nam góp phần quan trọng trong việc nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam.

Việc lấy ngày 21/4 là ngày Sách Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng. Đây là thời điểm ra mắt cuốn sách đầu tiên của Việt Nam là cuốn “Đường Kách mệnh” của Chủ tịch Hồ Chí Minh - tác phẩm đầu tiên bằng tiếng Việt được in bởi những người thợ in Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tác giả lớn, một Danh nhân văn hóa, các tác phẩm của Người có giá trị không chỉ đối với người dân Việt Nam mà còn được bạn bè quốc tế đón nhận. Việc chọn ngày Sách Việt Nam gắn với một tác phẩm nổi tiếng của Người sẽ có ý nghĩa văn hóa sâu sắc. Bên cạnh đó, tháng 4 còn là thời điểm diễn ra Ngày sách và Bản quyền Thế giới (23/4), nhằm tôn vinh văn hóa đọc, khuyến khích mọi người dân thế giới khám phá niềm yêu thích đọc sách. Việc tổ chức ngày Sách Việt Nam vào dịp này còn thể hiện sự hội nhập của văn hóa đọc Việt Nam với văn hóa nhân loại.

Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam năm 2019, Bệnh viện phát động phong trào đọc sách tại đơn vị, khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tìm tòi tư liệu phục vụ chuyên môn; rèn luyện năng lực tự học, tự cập nhật kiến thức, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, từ đó nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân./.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC CẦN GIUỘC TỔ CHỨC HỘI THI NẤU ĂN CHÀO MỪNG NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20/10

Nhân dịp kỷ niệm 89 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2019), ngày 15/10/2019, Công đoàn bệnh viện đa khoa khu vực Cần Giuộc tổ chức Hội thi nấu ăn với chủ đề “Hạnh phúc gia đình”. Đến dự và cổ vũ cho Hội thi có các đồng chí trong Ban Giám đốc, Ban chấp hành Công đoàn cùng toàn thể đoàn viên Công đoàn bệnh viện.

Tham dự hội thi có 14 đội đến từ 14 tổ Công đoàn . Mỗi đội thi nấu 01 mâm cơm gia đình đủ cho 4 người ăn với đầy đủ các món mang hương vị Việt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có đủ thành phần dinh dưỡng và chi phí một mâm cơm không quá 400.000 đồng.

Với sự khéo léo, sáng tạo của các đầu bếp, các món ăn được trình bày với nhiều màu sắc rực rỡ, hấp dẫn, từng bông hoa, cành lá từ các loại rau, củ, quả được cắt tỉa khéo léo, trang trí đẹp mắt. Ban giám khảo dựa trên các tiêu chí để đánh giá món ăn như: phù hợp với chủ đề, đảm bảo an toàn thực phẩm, hình thức trình bày, chất lượng món ăn, thuyết trình thuyết phục.

NAn1
NAn2
NAn3

Kết thúc Hội thi, mâm cơm của Tổ công đoàn khoa cấp cứu  đạt giải Nhất; Tổ công đoàn khoa ngoại, phòng TC-HCQT giải Nhì và  Tổ Công đoàn kho nhiễm và khoa sản đạt giải ba.

NAn4

Hội thi nhằm tôn vinh vai trò của chị em phụ nữ cũng như khẳng định ý nghĩa quan trọng của bữa ăn gia đình. Đồng thời là cơ hội để đoàn viên công đoàn thể hiện sự khéo léo đảm đang trong vai trò xây dựng gia đình hạnh phúc ./.

                                                                      

                                                                                       Phạm Thanh Thúy

 

 

BÁO CÁO TỰ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN NĂM 2019
               
I. KẾT QUẢ TỰ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CÁC TIÊU CHÍ CHẤT LƯỢNG      
               
Mã số Chỉ tiêu Bệnh viện tự đánh giá NĂM 2019 Đoàn KT đánh giá NĂM 2019 Chi tiết      
A PHẦN A. HƯỚNG ĐẾN NGƯỜI BỆNH (19)            
A1 A1. Chỉ dẫn, đón tiếp, hướng dẫn, cấp cứu người bệnh (6)            
A1.1 Người bệnh được chỉ dẫn rõ ràng, đón tiếp và hướng dẫn cụ thể 5 0        
A1.2 Người bệnh được chờ đợi trong phòng đầy đủ tiện nghi và được vận chuyển phù hợp với tình trạng bệnh tật 4 0        
A1.3 Bệnh viện tiến hành cải tiến quy trình khám bệnh, đáp ứng sự hài lòng người bệnh 3 0        
A1.4 Bệnh viện bảo đảm các điều kiện cấp cứu người bệnh kịp thời 4 0        
A1.5 Người bệnh được làm các thủ tục, khám bệnh, thanh toán... theo đúng thứ tự bảo đảm tính công bằng và mức ưu tiên 4 0        
A1.6 Người bệnh được hướng dẫn và bố trí làm xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng theo trình tự thuận tiện 3 0        
A2 A2. Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ người bệnh (5)            
A2.1 Người bệnh điều trị nội trú được nằm một người một giường 4 0        
A2.2 Người bệnh được sử dụng buồng vệ sinh sạch sẽ và đầy đủ các phương tiện 4 0        
A2.3 Người bệnh được cung cấp vật dụng cá nhân đầy đủ, sạch sẽ, chất lượng tốt 5 0        
A2.4 Người bệnh được hưởng các tiện nghi bảo đảm sức khỏe, nâng cao thể trạng và tâm lý 3 0        
A2.5 Người khuyết tật được tiếp cận với các khoa/phòng, phương tiện và dịch vụ khám, chữa bệnh trong bệnh viện 4 0        
A3 A3. Môi trường chăm sóc người bệnh (2)            
A3.1 Người bệnh được điều trị trong môi trường, cảnh quan xanh, sạch, đẹp 4 0        
A3.2 Người bệnh được khám và điều trị trong khoa/phòng gọn gàng, ngăn nắp 3 0        
A4 A4. Quyền và lợi ích của người bệnh (6)            
A4.1 Người bệnh được cung cấp thông tin và tham gia vào quá trình điều trị 4 0        
A4.2 Người bệnh được tôn trọng quyền riêng tư cá nhân 4 0        
A4.3 Người bệnh được nộp viện phí thuận tiện, công khai, minh bạch, chính xác 4 0        
A4.4 Người bệnh được hưởng lợi từ chủ trương xã hội hóa y tế 3 0        
A4.5 Người bệnh có ý kiến phàn nàn, thắc mắc hoặc khen ngợi được bệnh viện tiếp nhận, phản hồi, giải quyết kịp thời 3 0        
A4.6 Bệnh viện thực hiện khảo sát, đánh giá sự hài lòng người bệnh và tiến hành các biện pháp can thiệp 4 0        
B PHẦN B. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC BỆNH VIỆN (14)            
B1 B1. Số lượng và cơ cấu nhân lực bệnh viện (3)            
B1.1 Xây dựng kế hoạch phát triển nhân lực bệnh viện 3 0        
B1.2 Bảo đảm và duy trì ổn định số lượng nhân lực bệnh viện 3 0        
B1.3 Bảo đảm cơ cấu chức danh nghề nghiệp của nhân lực bệnh viện 3 0        
B2 B2. Chất lượng nguồn nhân lực (3)            
B2.1 Nhân viên y tế được đào tạo và phát triển kỹ năng nghề nghiệp 4 0        
B2.2 Nhân viên y tế được nâng cao kỹ năng ứng xử, giao tiếp, y đức 4 0        
B2.3 Bệnh viện duy trì và phát triển bền vững chất lượng nguồn nhân lực 4 0        
B3 B3. Chế độ đãi ngộ và điều kiện, môi trường làm việc (4)            
B3.1 Bảo đảm chính sách tiền lương, chế độ đãi ngộ của nhân viên y tế 3 0        
B3.2 Bảo đảm điều kiện làm việc, vệ sinh lao động và nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên y tế 4 0        
B3.3 Sức khỏe, đời sống tinh thần của nhân viên y tế được quan tâm và cải thiện 4 0        
B3.4 Tạo dựng môi trường làm việc tích cực cho nhân viên y tế 5 0        
B4 B4. Lãnh đạo bệnh viện (4)            
B4.1 Xây dựng kế hoạch, quy hoạch, chiến lược phát triển bệnh viện và công bố công khai 3 0        
B4.2 Triển khai văn bản của các cấp quản lý 4 0        
B4.3 Bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực quản lý bệnh viện 3 0        
B4.4 Bồi dưỡng, phát triển đội ngũ lãnh đạo và quản lý kế cận 4 0        
C PHẦN C. HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN (35)            
C1 C1. An ninh, trật tự và an toàn cháy nổ (2)            
C1.1 Bảo đảm an ninh, trật tự bệnh viện 4 0        
C1.2 Bảo đảm an toàn điện và phòng chống cháy nổ 5 0        
C2 C2. Quản lý hồ sơ bệnh án (2)            
C2.1 Hồ sơ bệnh án được lập đầy đủ, chính xác, khoa học 4 0        
C2.2 Hồ sơ bệnh án được quản lý chặt chẽ, đầy đủ, khoa học 4 0        
C3 C3. Ứng dụng công nghệ thông tin (2) (điểm x2)            
C3.1 Quản lý tốt cơ sở dữ liệu và thông tin y tế 4 0        
C3.2 Thực hiện các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hoạt động chuyên môn 4 0        
C4 C4. Phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn (6)            
C4.1 Thiết lập và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn 4 0        
C4.2 Xây dựng và hướng dẫn nhân viên y tế thực hiện các quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện 3 0        
C4.3 Triển khai chương trình và giám sát tuân thủ rửa tay 3 0        
C4.4 Đánh giá, giám sát và triển khai kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện 2 0        
C4.5 Chất thải rắn bệnh viện được quản lý chặt chẽ, xử lý an toàn và tuân thủ theo đúng quy định 4 0        
C4.6 Chất thải lỏng bệnh viện được quản lý chặt chẽ, xử lý an toàn và tuân thủ theo đúng quy định 4 0        
C5 C5. Năng lực thực hiện kỹ thuật chuyên môn (5) (điểm x2)            
C5.1 Thực hiện danh mục kỹ thuật theo phân tuyến kỹ thuật 2 0        
C5.2 Nghiên cứu và triển khai áp dụng các kỹ thuật mới, phương pháp mới 3 0        
C5.3 Áp dụng các hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh và triển khai các biện pháp giám sát chất lượng 4 0        
C5.4 Xây dựng các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị 3 0        
C5.5 Áp dụng các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đã ban hành và giám sát việc thực hiện 3 0        
C6 C6. Hoạt động điều dưỡng và chăm sóc người bệnh (3)            
C6.1 Hệ thống điều dưỡng trưởng được thiết lập và hoạt động hiệu quả 3 0        
C6.2 Người bệnh được điều dưỡng hướng dẫn, tư vấn điều trị và chăm sóc, giáo dục sức khỏe phù hợp với bệnh đang được điều trị 4 0        
C6.3 Người bệnh được chăm sóc vệ sinh cá nhân trong quá trình điều trị tại bệnh viện 3 0        
C7 C7. Năng lực thực hiện chăm sóc dinh dưỡng và tiết chế (5)            
C7.1 Bệnh viện thiết lập hệ thống tổ chức để thực hiện công tác dinh dưỡng và tiết chế trong bệnh viện 2 0        
C7.2 Bệnh viện bảo đảm cơ sở vật chất để thực hiện công tác dinh dưỡng và tiết chế trong bệnh viện 2 0        
C7.3 Người bệnh được đánh giá, theo dõi tình trạng dinh dưỡng trong thời gian nằm viện 3 0        
C7.4 Người bệnh được hướng dẫn, tư vấn chế độ ăn phù hợp với bệnh lý 4 0        
C7.5 Người bệnh được cung cấp chế độ dinh dưỡng phù hợp với bệnh lý trong thời gian nằm viện 2 0        
C8 C8. Chất lượng xét nghiệm (2)            
C8.1 Bảo đảm năng lực thực hiện các xét nghiệm huyết học, hóa sinh, vi sinh và giải phẫu bệnh 3 0        
C8.2 Bảo đảm chất lượng các xét nghiệm 3 0        
C9 C9. Quản lý cung ứng và sử dụng thuốc (6)            
C9.1 Bệnh viện thiết lập hệ thống tổ chức hoạt động dược 3 0        
C9.2 Bảo đảm cơ sở vật chất khoa Dược 3 0        
C9.3 Cung ứng thuốc và vật tư y tế tiêu hao đầy đủ, kịp thời, bảo đảm chất lượng 4 0        
C9.4 Sử dụng thuốc an toàn, hợp lý 4 0        
C9.5 Thông tin thuốc, theo dõi báo cáo phản ứng có hại của thuốc (ADR) kịp thời, đầy đủ và có chất lượng 3 0        
C9.6 Hội đồng thuốc và điều trị được thiết lập và hoạt động hiệu quả 4 0        
C10 C10. Nghiên cứu khoa học (2)            
C10.1 Tích cực triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học 3 0        
C10.2 Áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học trong hoạt động bệnh viện và các giải pháp nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh 2 0        
D PHẦN D. HOẠT ĐỘNG CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG (11)            
D1 D1. Thiết lập hệ thống và cải tiến chất lượng (3)            
D1.1 Thiết lập hệ thống quản lý chất lượng bệnh viện 3 0        
D1.2 Xây dựng và triển khai kế hoạch, đề án cải tiến chất lượng bệnh viện 3 0        
D1.3 Xây dựng văn hóa chất lượng 3 0        
D2 D2. Phòng ngừa các sự cố khắc phục (5)            
D2.1 Phòng ngừa nguy cơ, diễn biến bất thường xảy ra với người bệnh 4 0        
D2.2 Xây dựng hệ thống báo cáo, phân tích sự cố y khoa và tiến hành các giải pháp khắc phục 4 0        
D2.3 Thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu các sự cố y khoa 3 0        
D2.4 Bảo đảm xác định chính xác người bệnh khi cung cấp dịch vụ 3 0        
D2.5 Phòng ngừa nguy cơ người bệnh bị trượt ngã 2 0        
D3 D3. Đánh giá, đo lường, hợp tác và cải tiến chất lượng (3)            
D3.1 Đánh giá chính xác thực trạng và công bố công khai chất lượng bệnh viện 3 0        
D3.2 Đo lường và giám sát cải tiến chất lượng bệnh viện 3 0        
D3.3 Hợp tác với cơ quan quản lý trong việc xây dựng công cụ, triển khai, báo cáo hoạt động quản lý chất lượng bệnh viện 3 0        
E PHẦN E. TIÊU CHÍ ĐẶC THÙ CHUYÊN KHOA            
E1 E1. Tiêu chí sản khoa, nhi khoa (áp dụng cho bệnh viện đa khoa có khoa Sản, Nhi và bệnh viện chuyên khoa Sản, Nhi) (4)            
E1.1 Bệnh viện thiết lập hệ thống tổ chức chăm sóc sản khoa và sơ sinh 2 0        
E1.2 Bệnh viện thực hiện tốt hoạt động truyền thông sức khỏe sinh sản trước sinh, trong khi sinh và sau sinh 5 0        
E1.3 Bệnh viện tuyên truyền, tập huấn và thực hành tốt nuôi con bằng sữa mẹ theo hướng dẫn của Bộ Y tế và UNICEF 2 0        
E2.1 Bệnh viện thiết lập hệ thống tổ chức chăm sóc nhi khoa 3 0        
               
 
II. BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ CHUNG
           
               
KẾT QUẢ CHUNG CHIA THEO MỨC Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5 Điểm TB Số TC áp dụng
PHẦN A. HƯỚNG ĐẾN NGƯỜI BỆNH (19) 0 0 6 11 2 3.79 19
A1. Chỉ dẫn, đón tiếp, hướng dẫn, cấp cứu người bệnh (6) 0 0 2 3 1 3.83 6
A2. Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ người bệnh (5) 0 0 1 3 1 4 5
A3. Môi trường chăm sóc người bệnh (2) 0 0 1 1 0 3.5 2
A4. Quyền và lợi ích của người bệnh (6) 0 0 2 4 0 3.67 6
PHẦN B. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC BỆNH VIỆN (14) 0 0 6 7 1 3.64 14
B1. Số lượng và cơ cấu nhân lực bệnh viện (3) 0 0 3 0 0 3 3
B2. Chất lượng nguồn nhân lực (3) 0 0 0 3 0 4 3
B3. Chế độ đãi ngộ và điều kiện, môi trường làm việc (4) 0 0 1 2 1 4 4
B4. Lãnh đạo bệnh viện (4) 0 0 2 2 0 3.5 4
PHẦN C. HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN (35) 0 6 14 14 1 3.29 35
C1. An ninh, trật tự và an toàn cháy nổ (2) 0 0 0 1 1 4.5 2
C2. Quản lý hồ sơ bệnh án (2) 0 0 0 2 0 4 2
C3. Ứng dụng công nghệ thông tin (2) (điểm x2) 0 0 0 2 0 4 2
C4. Phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn (6) 0 1 2 3 0 3.33 6
C5. Năng lực thực hiện kỹ thuật chuyên môn (5) (điểm x2) 0 1 3 1 0 3 5
C6. Hoạt động điều dưỡng và chăm sóc người bệnh (3) 0 0 2 1 0 3.33 3
C7. Năng lực thực hiện chăm sóc dinh dưỡng và tiết chế (5) 0 3 1 1 0 2.6 5
C8. Chất lượng xét nghiệm (2) 0 0 2 0 0 3 2
C9. Quản lý cung ứng và sử dụng thuốc (6) 0 0 3 3 0 3.5 6
C10. Nghiên cứu khoa học (2) 0 1 1 0 0 2.5 2
PHẦN D. HOẠT ĐỘNG CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG (11) 0 1 8 2 0 3.09 11
D1. Thiết lập hệ thống và cải tiến chất lượng (3) 0 0 3 0 0 3 3
D2. Phòng ngừa các sự cố khắc phục (5) 0 1 2 2 0 3.2 5
D3. Đánh giá, đo lường, hợp tác và cải tiến chất lượng (3) 0 0 3 0 0 3 3
PHẦN E. TIÊU CHÍ ĐẶC THÙ CHUYÊN KHOA 0 2 1 0 1 3 4
E1. Tiêu chí sản khoa, nhi khoa (áp dụng cho bệnh viện đa khoa có khoa Sản, Nhi và bệnh viện chuyên khoa Sản, Nhi) (4) 0 2 0 0 1 3 3
Joomla Templates - by Joomlage.com